ĐỂ IN ĐƯỢC ÁO THUN LỤA THÌ CẦN NHỮNG LOẠI MÁY NÀO ?
Trong thị trường in ấn quần áo hàng đầu hiện nay, thì phương pháp in lụa đang là một trong những phương pháp được rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ lẻ lựa chọn. Không những thế, dòng máy này còn rất nhiều loại khác nhau và đảm bảo mang đến những loại sản phẩm in ấn chất lượng nhất.
1. Máy in lụa được biết đến là gì
Máy in lụa được biết đến là một trong những kỹ thuật in ấn lên vải và các sản phẩm được là từ vải sợi hoá học. Do đây là phương pháp in ấn được sử dụng từ bản lưới của các khuôn in làm bằng tơ lụa nên chúng rất gần gũi đó là in lụa. Đây cũng chính là phương pháp in đơn giản và dễ vận dụng. Hiện nay in lụa được phổ biến và phát triển với 3 phương pháp in ấn chủ yếu sau. in lụa thủ công, in lụa cơ khí hoá, in lụa tự động.
2. Các loại in lụa phổ biến
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy in lụa phổ biến có công dụng vượt trội nhưng có rất nhiều lựa chọn đưa ra phù hợp hơn cho người dùng với hiệu quả sử dụng cao hơn, cụ thể là:
Máy in phẳng là loại máy có cơ chế hoạt động giống như máy in lụa tròn. Tuy nhiên loại máy này chỉ dược dùng để sử dụng tạo ra sản phẩm đơn giản và chỉ cần một lần là hoàn thành sản phẩm.
Máy in lụa tròn là dòng máy được thiết kế như tên gọi với nhiều khung in khác nhau và được bố trí vòng tròn.
Máy in lụa mini là loại máy dành cho các sản phẩm nhỏ phù hợp và không tốn quá nhiều diện tích, có cấu tạo giống máy in lụa phẳng phổ thông.
3. Nguyên lý và nguyên tắc hoạt động
Nguyên lý được hoạt động vô cùng đơn giản và dễ hiểu. Nguyên tắc hoạt động của sản phẩm là sử dụng loại mực thiết kế đặc biệt và chảy lên lớp khuôn cho mực xuyên qua khuôn và bám lên áo thun. Đối với khách hàng nào không muốn những đường nét in lên áo thì sẽ được che lại ở phần giữa lưới để khiến mực không xuyên qua và không bám lên áo.
4. Các bước để in áo thun lụa
4.1. Chuẩn bị khung in: khuôn in thường được chuẩn bị bằng căng những tấm lưới để cho mực chảy qua và dính lên áo. Quá trình thiết kế những lỗ trên khung thường được gọi là quá trình chuyển hình ảnh. Tuy công nghệ giờ đây đang phát triển phương pháp cảm quang vẫn được sử dụng nhiều hơn.
Phương pháp cảm quang là khi phim được đặt lên lưới cùng chiều với mẫu in và rọi đèn. Bên trên lưới đã được phủ một dung dịch cảm quang và ánh sáng chiếu qua lớp phim sẽ bị đóng lại. Ánh sáng xuyên qua phim và chiếu thẳng lên lưới. Với những họa tiết đã in ấn thì ánh sáng sẽ không chiếu qua và lớp cảm quang vẫn mềm có thể rửa trôi được. Sau đó, chỉ cần mang đi rửa là đã tạo ra khuôn in đúng chuẩn.
4.2. Thuốc nhuộm: là phương pháp in lụa không phải là sử dụng các loại mực thông thường mà sẽ kết hợp giữa chất nhuộm màu và hồ in. Hai chất này tạo ra để mực bám dính tốt trên áo và giúp áo không bị thấm nước, thường được sử dụng gốc nước hoặc gốc dầu tuỳ theo nhu cầu của khách hàng
4.3. In lên áo thun: Gắn phần khuôn i vào khuôn và trải áo lên một bề mặt phẳng. Đặt khuôn lên và dùng cán gạt đẩy phần mực đều tay từ trên xuống. Giúp cho phần mực chảy qua các lỗ trên lưới và in hiệu quả. Sau đó chỉ cần mang áo đi phơi.
5. Ưu, nhược điểm của máy in lụa áo thun nên biết
5.1. Ưu điểm
- Máy in lụa đảm bảo chất lượng và công đoạn không đồng nhất được nhanh chóng giải quyết bằng máy một cách an toàn
- Máy in đều, được căn chỉnh bằng máy chính xác hơn là căn chỉnh thủ công
- Máy in chủ động quản trị lao động giúp chủ doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí nhân công
5.2. Nhược điểm
- Giá thành cao
- Chi phí đầu tư ban đầu lớn
- Tổng hợp về in lụa áo thun
Trên đây là tất cả những lưu ý khi thực hiện về quy trình in lụa áo thun. Máy in lụa áo thun tuy có nhiều ưu, nhược điểm nhưng bên trên sẽ đưa ra những ưu, nhược điểm nổi bật và thường gặp. Với những chia sẻ trên hy vọng bạn sẽ chọn lựa phù hợp khi in áo. Chúc bạn thành công.