ƯU ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ IN OFFSET ỨNG DỤNG TRONG IN ẤN
Hiện nay, công nghệ in Offset không còn là công nghệ xa lạ trên thị trường in ấn mà ngược lại công nghệ này đã trở nên quá phổ biến và rất được các doanh nghiệp ưa chuộng vì sản phẩm cực kỳ chất lượng mà công nghệ in này đem lại. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về ưu điểm của công nghệ in Offset
1. Tìm hiểu về công nghệ in Offset
Công nghệ in Offset là một trong những kỹ thuật in sử dụng rất phổ biến trong ngành in ấn. Có thể hiểu, qua công nghệ này thì các hình ảnh dính mực sẽ được ép vào các tấm offset hay còn gọi là tấm cao su sau đó sẽ được in lên giấy. Khi chúng ta sử dụng công nghệ in này in lên thạch bản thì sẽ giúp tránh được nước dính lên giấy theo mực in và cũng sẽ cho chất lượng in trở nên tốt nhất.
Nguyên lý in Offset là một phương pháp in phẳng. Các thông tin hình ảnh thể hiện trên bản in có tính quang hóa sẽ tạo ra các phần tử in bắt mực và tạo ra phần tử không in thì bắt nước. Đồng thời, hình ảnh ở trên khuôn in thì phải là hình ảnh thuận, có nghĩa là cùng phương với tờ in thì sẽ được in ra.
Cấu tạo của máy in Offset:
Bất kỳ máy in Offset tờ rời nào cũng sẽ có các bộ phận chủ yếu như: 1 bộ phận cung cấp giấy, 1 hay nhiều đơn vị in, thiết bị trung chuyển, 1 bộ phận ra giấy, 1 bộ phận bổ trợ.
Các bước thực hiện in Offset:
Lắp khuôn in vào bộ phận lắp bản
- Đưa mực vào máng chứa, sau đó dàn đều vào hệ thống truyền mực
- Đưa vật liệu in vào nơi chứa của máy, đồng thời căn chỉnh đường in
- Đưa vào hệ thống nhận sản phẩm và gia công tờ in theo máy.
Các bước in công nghệ Offset:
Bước 1: Tạo bản thiết kế trên máy tính. Đây là công đoạn cần sự tỷ mỉ vì nếu bản thiết kế không được trau chuốt thì khi đã in ra thì rất khó sửa.
Bước 2: Sau khi đã tạo bản thiết kế hoàn chỉnh thì mình output film. Trường hợp, sản phẩm có nhiều màu thì film sẽ đại diện cho bốn tấm, đại diện cho 4 màu. Còn trường hợp in một màu thì không xuất film.
Bước 3: Sau khi đã xuất film thì người ta sẽ phơi từng tấm một lên bảng kẽm
Bước 4: Tiến hành in menu từng màu một với nhau, tùy vào kinh nghiệm người thợ in thì sẽ quyết định in màu nào trước. Người thợ in sẽ cho loại mực tương ứng để tiến hành in. Sau khi hoàn thành xong số lượng cần in thì sẽ tháo kẽm, vệ sinh hết mực cũ và sau đó lắp kẽm mới vào. Bản in cuối cùng là sau khi bốn màu bản in đã chồng lên nhau.
2. Những ưu điểm của công nghệ in Offset
Hiện nay, trên thị trường in ấn thì công nghệ in Offset đã trở nên cực kỳ phổ biến và thông dụng. Vậy công nghệ in Offset có những ưu điểm gì lại khiến nó được ưa chuộng như thế:
Chất lượng hình ảnh cao, đẹp, siêu nét đồng thời sạch hơn khi in trực tiếp từ bản in lên giấy bời vì tấm cao su áp đều lên bề mặt in
Có thể sử dụng công nghệ in Offset lên nhiều bề mặt in, kể cả bề mặt in không phẳng( kim loại, vải, gỗ, da,...)
Quá trình chế tạo các bản in dễ dàng hơn
Giúp các bản in có tuổi thọ cao hơn, vì không phải trực tiếp lên bề mặt cần in
Giá cả phải chăng
Công nghệ in Offset từ lâu đã được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp in ấn. Mang lại sản phẩm chất lượng, sắt nét, mãn nhãn cho người xem. Vì vậy có thể nói công nghệ in Offset là công nghệ được sử dụng phổ biến nhất.
Trên đây là tổng quan về công nghệ in Offset và những ưu điểm của nó. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi.